TỔNG HỢP CÁC CHIẾN LƯỢC MARKETING MỚI NHẤT NĂM 2021

Một doanh nghiệp muốn thu hút khách hàng, cần phải chủ động tìm kiếm và cho thấy sự xuất hiện của bạn. Cách duy nhất để làm điều đó chính là xây dựng các chiến lược marketing hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu về chiến lược marketing một cách chính xác và cách xây dựng chiến lược. Hãy xem ngay bài viết dưới đây.

I. Khái niệm chiến lược marketing là gì?

Chiến lược marketing, có tên tiếng anh là marketing strategy, là một kế hoạch tiếp thị tổng thể giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tiếp cận đến nhiều người dùng hơn. Họ là khách hàng sẽ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Chiến lược marketing là gì?

II. Các chiến lược marketing

Những chiến lược Marketing của doanh nghiệp bao gồm:

  • Tuyên bố giá trị doanh nghiệp
  • Thông điệp chính mà doanh nghiệp muốn truyền tải
  • Các thông tin liên quan đến khách hàng mục tiêu
  • Các phương pháp thực hiện

III. Tầm quan trọng của chiến lược marketing?

Các chiến lược marketing của bất kỳ doanh nghiệp nào xây dựng lên đều hướng đến giải quyết các vấn đề:

  • Xác định thị trường cạnh tranh
  • Xác định ai là khách hàng trọng tâm.
  • Định hướng chiến lược cạnh tranh khi định vị được sản phẩm dịch vụ của mình và tại sao nên lựa chọn sản phẩm của công ty
  • Các cải tiến, thay đổi về sản phẩm, giá, kênh, truyền thông

IV. Tại sao nên xây dựng chiến lược marketing online?

Theo nghiên cứu của Smart Insights: “ Có 46% thương hiệu không có chiến lược marketing online hiệu quả. Và có 16% thương hiệu có marketing chiến lược nhưng lại hoạt động không hiệu quả”.

Từ đó có thể kết luận rằng:

  • Một nửa doanh nghiệp không thể tiếp cận với khách hàng bởi họ chưa biết đến sự tồn tại của doanh nghiệp đó.
  • Không có chiến lược marketing cho dịch vụ, sản phẩm sẽ mất phương hướng, mất tệp khách hàng tiềm năng.

V. Các loại chiến lược marketing

Chiến lược marketing được chia làm hai loại chính gồm:

1. Dựa vào các yếu tố trong marketing mix

  • Chiến lược sản phẩm
  • Chiến lược giá
  • Chiến lược phân phối
  • Chiến lược truyền thông

2. Dựa vào các phương án lựa chọn thị trường

  • Chiến lược marketing không phân biệt: Toàn bộ người tiêu dùng trên thị trường là thị trường mục tiêu
  • Chiến lược marketing phân biệt: Lựa chọn một vài phân đoạn là thị trường mục tiêu. Gồm có phân đoạn thị trường và phân tích tiềm lực đối thủ.
  • Chiến lược marketing tập trung: Chỉ chọn một phân đoạn tốt nhất làm thị trường mục tiêu.

VI. Các bước để xây dựng chiến lược marketing

Các bước xây dựng chiến lược marketing hiệu quả

Bước 1: Xác định mục tiêu marketing

  • Thương hiệu.
  • Doanh số bán hàng.
  • Vị trí trên thị trường. 
  • Chỉ tiêu tài chính.
  • Sản phẩm. 

Bước 2: Nghiên cứu, phân tích thị trường

  • Phân tích, nghiên cứu khách hàng .
  • Phân tích, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.

Bước 3: Xác định phân khúc thị trường

  • Dựa vào hành vi hoặc phân khúc theo nhu cầu

Bước 4: Xác định thị trường mục tiêu

  • Sử dụng ma trận DPM (Directional Policy Matrix) để đánh giá các thị trường. Từ đó lựa chọn được thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng đến.

Bước 5: Xây dựng các chiến lược marketing

  • Chiến lược giá
  • Chiến lược truyền thông
  • Chiến lược con người
  • Chiến lược sản xuất và cung cấp
  • Chiến lược hỗ trợ kỹ thuật
  • Chiến lược định hướng phát triển chuỗi giá trị.
  • Chiến lược thương hiệu.
  • Chiến lược giá trị khách hàng.
  • Chiến lược sản phẩm và dịch vụ.
  • Chiến lược hậu cần kho vận
  • Chiến lược kênh marketing
  • Chiến lược tài nguyên

Bước 6: Xây dựng kế hoạch triển khai và thực hiện

  • Kế hoạch dự trù bán hàng
  • Kế hoạch tính giá và lãi gộp
  • Kế hoạch đặt hàng và giao hàng
  • Kế hoạch quản trị quan hệ khách hàng
  • Kế hoạch truyền thông marketing
  • Kế hoạch tổ chức kênh
  • Kế hoạch marketing
  • Kế hoạch đầu tư vốn
  • Chuẩn giá trị khách hàng
  • Kế hoạch bán hàng
  • Kế hoạch tổ chức sản xuất và cung cấp
  • Kế hoạch tổ chức hỗ trợ kỹ thuật.
  • Kế hoạch nguồn tài nguyên.

Bước 7: Kế hoạch theo dõi, thực hiện từng giai đoạn

  • Chỉ tiêu phấn đấu.
  • Mục tiêu từng giai đoạn.
  • Điều tra phân tích phản hồi của khách hàng. 

VII. Cách xây dựng chiến lược marketing online hiệu quả

Xây dựng chiến lược marketing online

1. Hiểu rõ khách hàng mục tiêu

  • Xác định đối tượng khách hàng mà bạn đang nhắm tới
  • Đưa ra những chi tiết và tạo danh sách nhân khẩu học của những khách hàng mục tiêu
  • Gồm: Vị trí, độ tuổi, giới tính, sở thích, trình độ học vấn, công việc: Lĩnh vực nào ? chức danh của họ?, Mức thu nhập, tình trạng hôn nhân, ngôn ngữ họ có thể sử dụng, những website họ thường xuyên truy cập, động lực mua hàng: Tại sao họ lại nên mua sản phẩm của bạn. Mối quan tâm khi mua hàng
  • Xây dựng thói quen khách hàng là một phần trong kế hoạch marketing.

2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

  • Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không thể sao chép những thứ của đối thủ, nhưng bạn có thể:
  • Tìm hiểu những việc họ làm và những điều bạn có thể làm tốt hơn.
  • Tìm những cơ hội chưa được khai thác.

Các công cụ hỗ trợ: 

  • Mention: công cụ giám sát phương tiện truyền thông xã hội, cho phép nhanh chóng quét website và tìm ra các đối thủ trực tuyến.
  • Moz’s Open Site Eplorer: kiểm tra xem đối thủ của mình đang làm gì với chiến lược SEO của họ, tìm kiếm những external link mà đối thủ của bạn có được.
  • Tìm hiểu chiến lược marketing online của đối thủ: bằng cách nhận email thông báo các chương trình từ đối thủ để phân tích chiến lược marketing email. Qua đó giúp bạn có được cái nhìn sâu sắc về cách quảng cáo sản phẩm, cái nhìn cận cảnh về kế hoạch tổng thể.

3. Chọn các kênh marketing 

  • Các cách để truyền tải thông điệp truyền thông marketing của bạn đến khách hàng:
  • Quảng cáo truyền thống: quảng cáo trên báo, trên bảng quảng cáo
  • Các chiến thuật hiện đại hơn: SEO, Marketing nội dung thông qua đội ngũ content marketing.
  • Các kênh marketing online được chia thành các kênh tiềm năng gồm: media tự xây dựng, media lan truyền và media trả tiền quảng cáo.

4. Chia nhỏ phễu bán hàng

  • Những chiến thuật và các kênh marketing online chính là chia nhỏ phễu bán hàng của bạn.

5. Thiết lập mục tiêu marketing SMART

Mục tiêu Marketing SMART đại diện cho:

  • S – Specific: cụ thể, chi tiết
  • M – Measurable: đo lường được, có số liệu để cân đo
  • A – Attainable: khả năng thực hiện được
  • R – Relevant: sứ mệnh doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp
  • T – Time frame: thời gian để thực hiện

VII. Cách xây dựng chiến lược Marketing đỉnh cao

Một chiến lược marketing cần phải kết hợp với 5 yếu tố:

  • Product: Bán cái gì? Đặc điểm nổi bật của sản phẩm? Tính mới lạ của dịch vụ? Điểm khác biệt trong sản phẩm của bạn với đối thủ cạnh tranh?
  • Price: Giá là bao nhiêu? Mức lợi nhuận có được?
  • Place: Mua sản phẩm ở đâu?
  • Promotion: Các ưu đãi để thu hút khách hàng
  • People: Khách hàng đó là người như thế nào?

VIII. Một số chiến lược Marketing đỉnh cao của các thương hiệu trên thế giới

1. Coca Cola

Là một thương hiệu nổi tiếng thế giới với chiến lược Marketing bậc nhất. Thương hiệu nhất quan trong thị trường nước giải khát dù đã hơn 130 năm tồn tại. Điều này chứng tỏ chiến lược dễ nhận biết, phổ biến.

Coca Cola

2. Apple

Họ đưa ra chiến lược Marketing truyền miệng hay hiểu đơn giản là chiến lược tạo ra tin đồn. Khiến cho người dùng sốt sắng và mong chờ các sản phẩm của Apple được công bố trên thị trường.

Apple

3. Starbucks

Starbucks đã tận dụng tốt social media trong các chiến lược marketing của họ. Họ dựa trên sự kết nối, tiếp xúc với khách hàng… tạo nên sự gắn kết giữa thương hiệu và người dùng cũng như tạo ra những trải nghiệm thú vị.

Starbucks

4. Colgate

Là một thương hiệu kem đánh răng thông thương nhưng đã chọn cách tiếp cận bằng giáo dục khách hàng. Bằng những kiến thức hữu ích và chứng minh được sản phẩm mang lại những lợi ích gì cho người dùng.

Colgate

Trên đây là các chiến lược marketing đã đưa các nhãn hiệu lên đỉnh cao và là bậc thầy trong việc xây dựng thương hiệu mà nhiều doanh nghiệp cần học học. Poliwatch.org sẽ tiếp tục cập nhật thêm nhiều kiến thức về marketing để bạn đọc tham khảo.